MỞ RỘNG > Hướng dẫn học tập môn Luật hình sự phần chung - Lớp LK118004

Hướng dẫn học tập môn Luật hình sự phần chung - Lớp LK118004

HƯỚNG DẪN HỌC MÔN LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CHUNG

(Dành cho các lớp Luật Hành chính và Luật Thương mại – Chính quy)

 

- Lập 13 nhóm để báo cáo (theo hình thức bốc thăm chọn nhóm chủ đề).

- 02 tiết báo cáo 1 nhóm theo thứ tự từ 1 đến 13.

- Báo cáo xong, các nhóm khác (hoặc cá nhân khác nhóm báo cáo) có thể hỏi những vấn đề xoay quanh nội dung báo cáo.

- Việc báo cáo sẽ thay kiểm tra trên lớp, lấy điểm giữa kỳ 30% số điểm tổng.

- Thắc mắc liên hệ: 0917869777

 

Các nhóm chuyên đề được cụ thể dưới đây:

Nhóm 1

Bài 2:

1. Nêu khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh của luật hình sự Việt Nam.

2. Phân tích những nguyên tắc cơ bản chung của luật hình sự Việt Nam.

Bài 3:

1. Nguồn của LHSVN

2. Hiệu lực của Bộ luật hình sự là gì (hiệu lực về không gian, hiệu lực về thời gian).

3. Hiệu lực hồi tố.

 

Nhóm 2:

Bài 4:

1. Nêu khái niệm tội phạm.

2. Phân tích các đặc điểm của tội phạm.

3. Phân loại tội phạm theo Điều 9 Bộ luật hình sự.

Bài 5:

1. Nêu khái niệm cấu thành tội phạm.

2. Phân tích các đặc điểm cấu thành tội phạm.

3. Phân loại cấu thành tội phạm theo đặc điểm cấu trúc và tính nguy hiểm cho xã hội.

 

Nhóm 3:

Bài 6:

1. Nêu khái niệm khách thể của tội phạm.

2. Khách thể trực tiếp của tội phạm.

3. Phân tích đối tượng tác động của tội phạm.

Bài 7:

Phân tích những biểu hiện thuộc mặt khách quan của tội phạm và ý nghĩa cùa nó

- Hành vi;

- Hậu quả;

- Mối quan hệ nhân quả;

- Những biểu hiện khác.

 

Nhóm 4:

Bài 8:

1. Phân tích chủ thể của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam hiện hành.

2. Phân tích dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự của chủ thể của tội phạm.

3. Chủ thể đặc biệt của tội phạm là gì?

4. Hiểu thế nào về nhân thân người phạm tội?

5. Phân tích chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại.

Bài 9:

1. Mặt chủ quan của tội phạm và ý nghĩa của nó trong luật hình sự Việt Nam như thế nào?

2. Các biểu hiện của mặt chủ quan:

- Lỗi;

- Đông cơ;

- Mục đích.

 

Nhóm 5:

Bài 10:

1. Nêu khái niệm các giai đoạn thực hiện tội phạm.

2. Chuẩn bị phạm tội là gì?

3. Phạm tội chưa đạt là gì?

4. Tội phạm hoàn thành là gì?

5. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là gì?

Bài 13:

1. Nêu khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm hình sự.

2. Nêu khái niệm hình phạt.

3. Phân tích các đặc điểm của hình phạt.

4. Mục đích của hình phạt là gì?

 

 

Nhóm 6:

Bài 11:

1. Nêu khái niệm đồng phạm.

2. Phân tích các dấu hiệu của đồng phạm.

3. Nêu những loại người đồng phạm.

4. Hãy phân tích phạm tội có tổ chức.

5. Nêu trách nhiệm hình sự trong đồng phạm.

6. Phân tích một số vấn đề liên quan đến đồng phạm.

7. Những tội phạm độc lập là gì.

 

Nhóm 7:

Bài 12:

1. Nêu khái niệm các tình tiết loại trừ TNHS.

2. Phân tích những vấn đề liên quan đến sự kiện bất ngờ.

3. Phân tích những vấn đề liên quan đến tình trạng không có NLTNHS.

4. Phân tích những vấn đề liên quan đến phòng vệ chính đáng.

5. Phân tích những vấn đề liên quan đến tình thế cấp thiết.

6. Phân tích những vấn đề liên quan đến bắt người phạm pháp.

7. Phân tích những vấn đề liên quan đến rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ.

8. Phân tích những vấn đề liên quan đến thi hành mệnh lệnh.

 

Nhóm 8:

Bài 14:

1. Phân tích các hình phạt chính (khái niệm và điều kiện áp dụng).

2. Phân tích các hình phạt bổ sung (khái niệm và điều kiện áp dụng).

3. Phân tích các biện pháp tư pháp.

 

Nhóm 9:

Bài 15:

1. Nêu khái niệm quyết định hình phạt.

2. Nêu các căn cứ quyết định hình phạt.

3. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật là như thế nào?

4. Phân tích nội dung quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và đồng phạm.

5. Phân tích nội dung quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội.

6. Quyết định hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án là gì?

 

Nhóm 10:

Bài 16:

1. Phân tích thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phân tích thời hiệu thi hành bản án hình sự.

3. Nêu những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự.

4. Miễn hình phạt là gì?

5. Miễn chấp hành hình phạt là gì?

Phân tích khái niệm và các căn cứ áp dụng các biện pháp tha miễn

 

Nhóm 11:

Bài 16:

1. Giảm mức hình phạt đã tuyên là gì?

2. Hoãn chấp hành hình phạt và tạm đình chỉ chấp hành hình phạt là gì?

3. Phân tích án treo.

4. Nêu nội dung về tha tù trước thời hạn có điều kiện.

5. Phân tích các trường hợp xoá án tích.

Phân tích khái niệm và các căn cứ áp dụng các biện pháp tha miễn

 

Nhóm 12:

Bài 17:

1. Nêu các loại hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi  phạm tội.

2. Nêu nội dung tổng hợp hình phạt đối với người dưới 18 tuổi  phạm tội.

3. Nêu nội dung miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi  phạm tội khác gì so với người đã thành niên.

4. Nêu nội dung giảm mức hình phạt đối với người dưới 18 tuổi  là gì.

5. Nêu nội dung xoá án tích đối với người dưới 18 tuổi.

 

Nhóm 13:

Bài 18:

1. Điều kiện để pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự là gì?

2. Nêu phạm vi trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại.

3. Phân tích các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại.